Lựa Chọn Ngành Nghề Cho Tương Lai?


Trong một cuộc sống mà xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ liên tục chuyển động, đòi hỏi những người luôn cần phải học tập phát triển bản thân không ngừng, để bản thân không bị bỏ lại phía sau, bị tụt lùi so với sự phát triển của xã hội, không để bị bản thân mình trở thành một người “lạc hậu”. Bản thân là một người trẻ, mình cũng đã từng gặp phải vô vàn những khó khăn với độ tuổi mới lớn này, có thể kể đến việc mà đại đa số bạn trẻ đặc biệt là những bạn học sinh cuối cấp hiện nay vẫn luôn băn khoăn trăn trở đó là việc chọn trường đại học, chọn ngành, chọn nghề, chọn một công việc mình thực sự yêu thích hay là nghe theo sự định hướng của ba mẹ, hay đơn thuần chỉ là chọn một ngôi trường, một ngành học để tiếp tục việc học chứ cũng không có một định hướng rõ ràng nào cho tương lai.

Có thể dễ dàng nhận thấy khi phần lớn số học sinh cuối cấp hiện nay vẫn chưa có sự lựa chọn tốt nhất của mình cho việc chọn trường, chọn ngành học của mình. Rất nhiều những bạn học sinh vẫn chưa đưa ra lựa, mong muốn của mình mà vẫn luôn nghe theo sự mong muốn của bố mẹ, thiếu sự tự chủ, tự lâp trong quyết định của mình. Nhiều trường cấp 3 hiện nay vẫn chưa thực sự chú trọng tới việc hướng ngành nghề, công việc theo sở thích và đam mê của học sinh mà vẫn chỉ luôn chú trọng vào những môn học, kiến thức sách vở trên trường lớp. Có thể nhận thấy các trường cấp 3 hiên nay còn rất thiếu những hoạt động ngoại khóa, những môn học giúp phát triển thêm kĩ năng mềm, những môn học thiên về năng khiếu cho học sinh. Bản thân các bạn học sinh cũng còn khá thụ động trong việc tự mình tìm hiểu thêm về những ngành nghề, công việc mong muốn hướng tới, có tính cạnh tranh, phát triển nhiều hơn. Sự quan tâm quá đà đến từ phía bố mẹ một phần khiến nhưng bạn học sinh mất đi cơ hội để thể hiện bản thân, để nói lên tiếng nói của chính mình dần mất đi; vô tình tạo nên vùng an toàn mà chính những bạn học sinh hiện nay không muốn vượt qua khỏi; làm mất đi một phần sự trải nghiệm và mạo hiểm của tuổi trẻ luôn mang trong mình. Rất nhiều trường đại học cùng với đó là những ngành học, có thể là những ngành học khá quen thuộc với các bạn học sinh như: kế toán, luật, quản trị kinh doanh,… nhưng cùng với đó là rất nhiều ngành học mới hiện nay ra đời, một phần tất yếu trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Nhưng lại thiếu những nguồn thông tin cấn thiết đến vơi những bạn sinh để có thể thấy được vai trò và tầm quan trọng của chúng xã hội, khiến thiếu hụt một lượng lớn nhân lực trong các ngành nghề đó. Những nguồn thông tin cần thiết đã chưa thực sự đến được nói mà chúng cần đến. Nhu cầu công việc thị trường luôn thay đổi cũng khiến các bạn học sinh khá băn khoăn trong lựa chọn của mình. Thiếu sự định hướng cho chính bản thân mình, không biết mình thực sự muốn làm gì mình yêu thích gì? Nhưng liệu lỗi hoàn toàn đều thuộc về phía nhà trường hay sự bao bọc quá kĩ càng của ba mẹ hay chính từ bản thân những bạn học sinh hiện nay, khi mà họ đều là những cậu bạn mười bảy, mười tám tuổi, còn rất trẻ để bắt đầu quyết định cho tương lai phía trước của bản thân mình. Những bạn học sinh hiện nay còn khá thụ động trong việc lựa chọn ngành học cho mình, nhiều bạn vẫn luôn mung lung với câu hỏi rằng liệu không biết mình thích làm gì, mình giỏi việc gì? Câu hỏi có lẽ khá khó để có thể tìm lời giải nếu chính bản thân mỗi bạn học sinh không tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.

Xã hội ngày càng phát triển, những phương tiện truyền thông, các nguồn thông tin ngày càng dễ dàng được tiếp cận hơn. Có lẽ chỉ cần một cú “click” chuột chúng ta sẽ có được những thông tin mà mình cần trong thời gian ngắn nhất, lượng thông tin lớn nhất và cần thiết nhất. Rất nhiều nguồn thông tin có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet nhưng đa phần những bạn học sinh vẫn chưa có thói quen tự mình tìm tòi thông tin mà vẫn thụ động chờ đợi từ nhà trường, bố mẹ. Các nhà trường hiện nay cần đẩy mạnh hơn việc tư vấn và hướng nghiệp cho các bạn học sinh, cần có một cái nhìn cụ thể và bao quát hơn. Có một một số những buổi hội thảo tư vấn hướng nghiệp, các hoạt động ngoại khóa. Nhà nên nhà nguồn thông tin sớm nhất và chính xác nhất để có thể giải đáp được những thắc mắc của các bạn học sinh về vấn đề chọn trường, chọn ngành học phù hợp với mình. Bố mẹ cũng nên để con cái của mình có những quyền tự quyết trong việc chọn công việc cũng như trường đại mình mong muốn, yêu thích, phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Bố mẹ nên tôn trọng quyền quyết định của con cái mình, tin tưởng ở con mình. Và nếu có thể thì bố mẹ có thể trở thành bàn đạp có thể giúp đỡ con cái mình trong việc thực hiện mong muốn của con cái họ, cổ vũ khích lệ tinh thần và còn hơn như vậy nữa. Nhiều trường đại học hiện nay cũng có tổ chưc rất nhiều những buổi hướng nghiệp cho các bạn học sinh cuối cấp, giúp các bạn có cái nhìn rõ rất và cụ thể nhất về ngành học mình mong muốn hướng tới. Có cái nhìn rõ nhất và cụ thể nhất, được trực tiếp giải đáp các thắc mắc bởi những thầy cô giáo viên, giảng viên của trường hay những anh chị sinh viên đã có thời gian học tập, rèn luyện ở trường. Giúp các bạn học sinh có thể hiểu rõ nhất nghề ngành nghề mình mong, có được sự lựa chọn phù hợp nhất. Cũng có thể kể đến những buổi trải nghiệm một ngày làm sinh viên của nhiều trường đại học tổ chức, một trải nghiệm khá mới mẻ với những bạn học sinh với những điều khác biệt, mới mẻ khi được trực tiếp trải nghiệm một ngày trở thành sinh viên liệu có khác biệt nhiều với làm học sinh? Nhưng có lẽ chỉ những bạn học sinh cuối cấp mới thực sự hiểu mình mong muốn điều gì? Chỉ bản thân mình mới biết mình yêu thích gì? Đam mê của mình là gì? Vậy thì có lẽ khi đó các bạn mới thực sự muốn hành động để có thể đạt được những điều mà mình thực sự muốn. Một ngành nghề mình yêu thích, một ngành học đối với mình là thú vị, một ngôi trường với nhiều điều mới. Bản thân em từng có cơ hội tham gia một dự án về hướng nghiệp cho các bạn cuối cấp, và có lẽ câu hỏi em nhận thấy và gặp nhiều nhất ở các bạn học sinh đến tham dự là thật sự các bạn cũng không biết mình thực sự thích gì, mong muốn với công việc như thế nào? Làm sao để biết mình thực sự thích hay phù hợp với công việc đó? Em cũng từng như vậy, mung lung giữa những sự lựa chọn cần quyết định, liệu mình có thực sự yêu thích ngành học này, mình có phù hợp với ngôi trường này, mình luôn mong muốn điều này nhưng bản thân lại chẳng làm gì để đạt được nó. Hiện tại thì em đang là sinh viên năm 3, cũng sắp gần hết khoảng thời gian sinh viên, và để có thể nhìn lại quyết định chọn ngành học của em ba năm trước, em cũng không biết liệu đó có là một quyết định đúng hay không, nhưng em luôn tin vào sự lựa chọn của bản thân.

Nếu có thể được khuyên các bạn học sinh cuối cấp một vài điều nhỏ, theo quan điểm của bản thân trong việc các bạn không biết mình nên chọn ngành nào, trường gì,…. Thì hãy cứ tin vào lựa chọn của mình, tin vào bản thân của chính mình, hãy cứ làm, phải khi làm rồi, trải nghiệm rồi thì có lẽ các bạn mới thực sự biết rằng liệu công việc đó có phù hợp với mình không, liệu rằng mình có yêu thích nó hay không. Tuổi trẻ hãy cứ cho mình phạm sai lầm vài lần, bởi có lẽ chúng ta vẫn còn rất trẻ và được quyền mắc sai lầm, và những bài học đó sẽ dậy ta nhiều điều hơn. Hãy luôn giữ cho mình một trái tim tuổi trẻ đầy nhiệt huyết! Bạn nhé!

Tác giả: Huy Bạch


Chúng Ta Đều Sợ Trưởng Thành?


“ Trong thế giới vội vã, đôi khi người ta quên mất việc phải lớn lên. Trưởng thành không chỉ là quá trình lớn lên về mặt thể xác, đó còn là quá trình đấu tranh dai dẳng trong tâm thức. Trưởng thành chính là học cách buông bỏ, chấp nhận hiện thực, để lý trí dẫn dắt nhưng vẫn giữ được sức nóng của con tim

Còn chần chừ gì nữa mà không sẵn sang đối diện với những gánh nặng đang đợi bạn phía trước. Để rồi sau đó, niềm vui, sự tự do và quyền tự quyết tuyệt đối với cuộc đời mình sẽ là món quà lớn nhất mà sự trưởng thành dành cho bạn”

Đoạn trích trên nằm trong cuốn sách “Chúng ta đều sợ trưởng thành” của tác giả Hyenam Kim – một chuyên gia về tâm lý học. Một cuốn sách mà có lẽ khi đọc mỗi người trong chúng ta đều có thể một phần nào nhìn thấy bản thân mình trong đó.

Gửi đến bạn – người đang phải trải qua những nỗi đau, cảm xúc, bỡ ngỡ, niềm vui,.. những trải nghiệm đầu tiên của tuổi trưởng thành.

Tác giả có đề cập về việc trong mỗi chúng ta luôn tồn tại một đứa trẻ, một vùng cảm xúc cất riêng trong mỗi chúng ta. Trong quá trình lớn lên và tự trưởng thành, chúng ta phần nào dường như quên đi mất đứa trẻ ấy. Đứa trẻ ấy giống như chính hiện thân của chúng ta ngày nhỏ, với những cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ, ưa khám phá, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh,… đứa trẻ ấy mang theo những cảm xúc bỡ ngỡ của chính chúng ta, những khao khát được khám phá thế giới, thể hiện bản thân, những ước mơ hồn nhiên có phần phi thực tế của chính chúng ta. Rồi khi ta lớn dần, chúng ta dần có cái nhìn thực tế hơn về thế giới này, chúng ta dần đánh mất đi đứa trẻ trong chính chúng ta. Trong quá trình khôn lớn và trưởng thành, cảm xúc dần thay đổi, những ước mơ hồi bé không còn, chúng ta không còn cười nhiều như trước nữa, vui vẻ, hôn nhiên như trước nữa,… Mà cần trở nên “trưởng thành” hơn, một điều tất yếu của cuộc sống này.

Đứa trẻ ấy bị tổn thương ở một khoảnh khắc nào đó trong quá khứ, nó bước vào trong lòng chúng ta và làm ngưng lại quá trình trưởng thành của chúng ta ở đó. Để rồi chúng ta phải trải nỗi đau của trưởng thành thêm nhiều lần nữa. Thi thoảng thoảng giác mơ chúng ta có thể sẽ gặp đứa trẻ đó, một đứa trẻ đang vô cùng sợ hãi, khóc lóc và chạy đến ôm lấy ta, vội vã chjay trốn con quái vật đang truy đuổi.

Chúng ta luôn muốn hiểu và biết rõ được những sự việc, chân tướng của những gì chúng ta đang gặp phải, đang trải qua và đối diện với nó; nhưng cũng có lúc chúng ta lại muốn né tránh chúng. Những người trưởng thành mang những kí ức buồn bã, đau khổ trong quá khứ đều đa phần muốn né tránh chúng , chọn cách im lặng và cho rằng như vậy thì mọi thứ cũng sẽ ổn thôi.  Nhưng họ lại không biết rằng việc chọn cách im lặng và cố gắng tiếp tục chịu đựng chỉ khiến mọi việc ngày càng trở nên tồi tội hơn thôi, việc nếu không hiểu rõ nguyên nhân và gốc rễ vấn đề rồi nhanh chóng tìm cách giải quyết thì vẫn đề vẫn sẽ chỉ luôn tồn tại ở đó mà thôi. Chưa nói đên hậu quả của việc giữ im lặng có lẽ chỉ khiến vết thương ngày một lớn thêm, góp phần nuôi dưỡng cơn thịnh nộ của sự tổn thương ngày một ngày một lớn thêm. Nếu thực sự muốn sự lành vết thương xóa, xoa dịu vỗ về nỗi đau ngày một lớn thêm đó, hãy giúp đứa trẻ đó trong chúng ta: Hãy trò chuyện với đứa trẻ đó, an ủi, nói chuyện hay để đứa trẻ đó được khóc thật to, thật lớn, có thể sẽ giúp nguôi đi phần nào nỗi đau trong lòng. Có thể khiến đứa trẻ đó có thể thoải mái bộc lộ mọi thứ với mình: rằng đứa trẻ đó đau ở đâu, giúp đứa trẻ cởi mở vui vẻ nói ra và rồi từ biết vết thương đó ở đâu chúng ta mới có thể chữa lành, bôi thuốc lên đúng vết thương được. Chúng ta vẫn luôn trải qua vô vàn những nỗi đau của tuổi trưởng thành, có thể coi đó giống như một phần tất yếu của chúng ta trong quá trình lớn lên. Những vết thương đó có thể để lại những vết sẹo, vết thương khó lành và còn luôn hiện lên trên cơ thể chúng ta, nhưng có lẽ việc chúng ta đã trải qua vết thương đó như thế nào thì còn quan trọng hơn rất nhiều.

Bản thân là một người khác thích những bộ phim hàn và cũng đã xem rất nhiều những bộ phim, thì bản thân cũng có thể dễ dàng nhận thấy những nhân vật trong phim với nhiều hoàn cảnh với nhau. Với sự xây dựng nhân vật của đạo điễn với những diễn biến tâm lý của nhân vật trong phim khi còn nhỏ, với nhiều sự cố biến động như từ gia đình, bạn bè, thầy cô, hoàn cảnh sống mà trong quá trình lớn lên trưởng thành họ gặp phải những khó khăn, những “vết thương” in đâm hằn sâu khó lành mà không tìm cách xoa dịu thì khi lớn lên, trưởng thành, “vết thương” đó có những tác động khá lớn đến việc hình thành tính cách của họ khi trưởng thành.

Ngay từ ngày chúng ta sinh ra, có mặt trên cuộc đời này thì chúng ta đã phải đánh mất nhiều điều. Đầu điên đó là việc chúng ta xa rời tử cung người mẹ, rồi dần dần lớn lên, đến tuổi ấu thơ rồi sau đó là tuổi trưởng thành. Có lẽ ngay từ giây phút đó chúng ta đã đánh mất một điều gì đó mà ngay cả bản thân mình cũng không hề hay biết. Bước ra bên ngoài cuộc sống này, chúng ta phải trải qua vô vàn cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, đấu tranh để sống sót; bởi không thứ gì trên đời này là miễn phí cả mà chúng ta cần giành giật để có được điều đó.  Tuổi càng lớn thì có lẽ trách nhiệm của chúng ta càng nhiều hơn, mọi thứ không còn dễ dàng khi ta còn là một đứa trẻ nữa. Việc chúng ta xuất hiện trên cuộc đời này không phải để đau buồn hay hạnh phúc, việc chúng ta được sinh ra cũng không phải ý muốn của chúng ta,  nhưng có lẽ tùy theo việc ta nhìn nhận nhận cuộc sống này vui hay buồn như thế nào hay ta vượt qua nó như thế nào mà hình thành cuộc đời ta cũng sẽ khác đi.

Khi còn là một đứa trẻ, tôi luôn mong muốn mình có thể lớn thật nhanh, để có thể làm mọi điều theo ý mình, những khi lớn lên rồi tôi hiểu rằng dù có những việc mình cố gắng đến đâu đi chăng nữa nó vẫn không thể diễn ra theo ý mình. Tôi từng là một đứa trẻ mà luôn phải nghe theo những mong muốn của bố mẹ, luôn muốn mình có thể lớn thật nhanh để có thể tự quyết định được những gì bản thân mình muốn. Nhưng tôi lại không biết rằng bố mẹ luôn mong những điều tốt nhất cho tôi nhưng tôi thì lại không cho rằng như vậy, luôn không muốn nghe theo ý kiến của bố mẹ, luôn cho mình là đúng. Có lẽ giờ đây, khi đã lớn dần, có đủ nhận thức đúng sai với mọi thứ xung quanh, tôi nhận ra nhiều điều hơn, không còn là đứa trẻ với nhiều mơ mộng về thế giới ngoài kia nữa, tôi có chút thực tế hơn. Tôi từng rất thích trưởng hơn so với câu chuyện mà tác giả đề cập đến rằng “Chúng ta đều sợ trưởng thành”. Đúng vậy nhỉ, cũng có lẽ không phải vậy nhưng hình như nó rất đúng với tôi. Khi còn là một đứa trẻ có lẽ không quá bé nhưng khi ấy có lẽ là tầm cuối cấp 2 và đầu năm câp 3 tôi luôn muốn trở thành một người lớn, một người đủ 18 để có thể tự quyền quyết định cuộc sống, điều mình mong muốn và muốn làm. Sinh nhật tuổi 18 của tôi vào tháng 3, năm tròn 18 tuổi cũng là lúc diễn ra kì thi có lẽ quan trọng nhất với cuộc đời mỗi người và có tính thay đổi rất lớn đó là kì thi Đại học. Tròn 18 tuổi đồng nghĩa với kì thi quan trọng đến gần tôi cũng không có lựa chọn khác gì ngoài cố gắng hết mình trong kì thi đó. Tôi đã luôn mơ ước đủ 18 tuổi để có thể thực hiện được ước mơ mà hình hằng mong muốn, muốn được thử sức mình và thể hiện bản thân mình. Nhưng không hiểu vì lí do gì mà mình cố tình quên hay đã thực sự quên đi ước mơ của mình mà mình hằng mong muốn khi còn nhỏ. Đến bây giờ khi đã 20 nhưng giấc mơ thì vẫn còn đó nhưng tôi thì vẫn là tôi của tôi trước tuổi 18. Những mộng và ước mơ của tôi vẫn luôn còn đó. Việc viện lý do để từ chối làm một việc gì đó hình như đã trở thành một thói quen mà tôi khó bỏ, một thói quen mà luôn viện lý do để có thể trì hoãn việc mà đáng nhẽ ra mình luôn cần làm ngay, quả đó nhỉ không có thời điểm nào là hoàn hảo cả, khoảng thời gian thích hợp nhất để bắt đầu cứ điều gì mình mong muốn chính là ngay bây giờ, ngay tại thời điểm hiện tại. Đủ 18 tuổi đồng nghĩa với việc tôi đã có quyền quyết định mội việc nhưng tôi lại chẳng thể làm gì, một cảm giác thấy bản thân mình thật vô dụng, dù điều mình muốn hay ghét tôi đều không thể làm được. Trong một khoảng khắc khi lớn rồi tôi luôn ước mình nhỏ lại, nhưng lại cũng muốn mình cần trở nên trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn để có thể chăm sóc cho bố mẹ, việc tôi lớn lên và trưởng thành đồng nghĩa với việc bố mẹ đang ngày một già đi, mong muốn có thể chăm sóc bố mẹ khi về đã có tuổi, bù đắp cho họ khi họ đã đánh đổi quá nhiều thứ cho tôi nhưng hình như chưa bao giờ có một lời oán thân, trách cứ mà vẫn luôn âm thâm như vậy. Trưởng thành liệu là gì nhỉ, là lớn lên về mặt thể xác hay là chín chắn về mặt suy nghĩ. Dù nó có là gì nhưng hy vọng tôi sẽ luôn vui vẻ đón nhận điều đó một cách vui vẻ nhất.

Tác giả: Huy Bạch


Tôi Của Tuổi Hai Mươi (P.1)

Liệu tuổi hai mươi có thể còn sau trở lại.

 “Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt” _ Aristotle_

 Những người bạn của tôi, những người trẻ tuổi giống như tôi ở xung quanh tôi ở trường học, ngoài cuộc sống, hay cũng có khi là chính bản thân tôi dường như vẫn luôn than phiền, buồn chán, bảo rằng không có việc gì để làm, không biết mình cần phải làm gì, ước mơ của bản thân là gì, mình liệu có thực sự giỏi một công việc gì đó hay không. Và rồi những khoảng thời gian rảnh rỗi đó chúng ta không biết phải làm gì nên đã giết thời gian vào những thú vui nhỏ nhặt, thoáng chốc, rong chơi cho qua ngày tháng, ngủ cả ngày lười biếng, vùi đầu vào điện thoại hay chìm đắm vào việc yêu đương.

 Nhưng khi đã trải qua gần hết những năm tháng tuổi trẻ thanh xuân rực rỡ ấy, ngấp ngưỡng tới với ngưỡng tuổi ba mươi, và có lẽ chỉ khi đến thời điểm đó ta mới thực sự cảm thấy nuối tiến vì quãng thời gian đã qua đi một cách hững hờ, chúng ta đã không thực sự sống hết mình với quãng thời thanh xuân ấy và khi nó qua đi ta mới dần cảm thấy tiếc nuối, rằng bản thân mỗi chúng ta đã mất đi một điều mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể có lại được lần thứ hai. Dường như cuộc sống hiện tại có quá nhiều điều cần chúng ta học hỏi, trao dồi tri thức mỗi ngày và liên tục; cũng dường như vậy mà giờ chúng ta có nhiều cơ hội hơn, nhiều điều phải làm, nhiều thứ phải học để có thể giúp ích cho công việc hay cuộc sống của chúng ta sau này. Tuy chúng ta vẫn có trẻ nhưng tôi tin khoảng thời gian để chúng ta có thể tận dụng học hỏi tích lũy và trao đồi những nguồn tri thức ấy có lẽ không phải là quá dài.

 Chúng ta những người đã và đnag trải qua quãng thời gian của tuổi trẻ thì chắc ai cũng sẽ nhận ra một điều rằng thực sự tuổi trẻ của chúng ta ngắn ngủi biết bao nhiêu. Thời gian luôn một đi không thể quay trở lại. Điều đáng quý nhất là tuổi trẻ có được cho ta chính là thời gian, nhưng cũng có vô số những người bạn trẻ tuổi như tôi và các bạn lại không biết được giá trị to lớn của thời thanh xuân này, nhiều bạn trẻ không biết làm gì để thời gian trở nên có ích hơn. Mà thực sự rằng trên thực tế có rất rất nhiều việc để chúng ta có thể làm hằng ngày, khi chúng ta còn trẻ. Nếu có thể bắt đầu sớm hơn từ những độ tuổi mười tám đôi mươi, tôi sẽ cố gắng để sử dụng tối ưu thời gian mà mình có, tôi vẫn luôn muốn dành thời gian để:

 1. Đầu tư hơn cho sức khỏe của bản thân:

  Chạy bộ, đánh cầu lông, đi bơi, đánh bóng bàn, tập võ, tập yoga, đạp xe, tập gym, hay chỉ là những động tác tập luyện đơn giản mà chúng ta có thể làm tại nhà. Việc luyện tập thể dục thể thao không cần nhiết thiết đó là phải mua một đôi giày hàng hiệu giá vài triệu, mua một bộ quần áo tập thật đắt tiền, hay phải đăng kí tập ở một phòng tập, một trung tâm thể hình cao cấp sang trọng với tiền phí cao cùng với PT riêng. Chỉ cần sử dụng những thứ mình có, đơn giản hóa suy nghĩ của bản thân; giầy không cần quá đắt tiền, mọi thứ chỉ cần phù hợp, thoải mái với bản thân là được. Chạy bộ thì có lẽ ở đâu cũng được chỉ cần một khoảng không rộng rãi, thoáng mát như công viên, đi bơi thì cũng không chọn địa điểm quá đắt tiền, học võ hay các bài tập cơ bản thì chúng ta cũng có thể lên mạng tự học rồi tập ở nhà, quan trọng có thể là duy trì được thói quen này, cố gắng tìm kiếm mọi thứ xung quanh bản thân thấy phù hợp không cần phải tìm kiêm quá đâu xa.

Luyện tập trước mắt có lẽ là để có thể mang lại một sức khỏe tốt nhất, một tình thần thoải mái, hưng phấn, đào thải các chất độc hại bị hấp thụ từ môi trường sống hay thực phẩm, tạo một cảm giác tâm trạng thoái mái tốt nhất cho bản thân. Một tinh thân thoải mái vào mỗi buổi sáng sớm tạo một tinh thần thoải mái, năng suốt làm việc tăng cao. Một cơ thể khỏe mạnh tràn đầy hưng phấn là điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống tốt. Thêm vào đó việc tiếp xúc với không gian sống xung quanh tạo tâm thế thư giãn, giúp ta có thêm nhiều những mối quan hệ xã hội hơn, mở rộng tầm nhìn của ta về thế giới xung quanh mình đang sống và thay đổi những quan điểm của chính bản thân chúng ta về cuộc đời.

 2. Đọc sách.

  Chúng ta có lẽ đều biết rằng lượng lớn nguồn tri thức của nhân loại đều nằm trong sách vở, qua hàng rất nhiều năm những nguồn tri thức của ông cha ta đã được tích lũy lại và được ghi chép lại ở sách vở. Những nguồn tri thức ấy không hề đơn giản mà có được, mà qua rất nhiều năm học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và được ghi chép lại trong sách vở, để lại cho thế hệ sau. Chúng ta thật vô cùng may mắn được thừa hưởng lại nguồn tri thức mà hằng rất rất nhiều năm chúng ta mới có được, chúng ta cần bỏ ra một số tiền để có thể mua những cuốn sách với những nguồn kiến thức mà chúng ta cho rằng cần thiết với mỗi người. Còn ở những bài báo, tạp chí thường chứa những thông tin, chưa kể những tờ báo không chính thống hay đặc biệt đó là những mạng xã hội hiện nay như facebook,.. hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin không chính thống chưa được qua kiểm duyệt, nhiều trong số đó là tin rác nhưng nhiều người tiếp cận nguồn thông tin đó lại chưa có cái nhìn khách quan nhất về những thông tin đó, thiếu chọn lọc mà chia sẻ với người thân bạn bè những thông tin đó. Nhưng thực tế là hiện nay mọi người đặc biệt là những người trẻ có xu hướng thích cập nhật, đọc những thông tin trên mạng hơn là những nguồn kiến thức trong sách vở. Sự thật là một cuốn sách hay, bổ ích có thể giúp một người thay đổi rất nhiều thứ trong cuộc sống như thói quen, suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân về mọi thứ xung quanh,.. Một cuốn sách có thể thay đổi cuộc đời của một con người rất nhiều. Những lúc bản thân có những suy nghĩ tiêu cực, tinh thân không thoải mái, mọi thứ đi xuống, không muốn làm gì, bế tắc,… thì cách tốt nhất cho tâm trạng lúc này đó có lẽ là đọc một cuốn sách vì những kiến thức trong sách không những giúp ta nâng cao thêm kiến thức, hiểu biết,.. mà còn tạo ra cho ta thêm những nguồn năng lượng tích cực, tạo động lực thúc đẩy ta hành động nhanh hơn, tốt hơn.

Tuy thực sự giá của mỗi cuốn sách không phải là quá rẻ, nhất là đối với những bạn trẻ là học sinh, sinh viên chưa chủ động được tài chính, nên việc để bỏ tiền ra đầu tư cho việc đọc sach cũng chưa được nhiều bạn trẻ chú trọng tới. Nhưng với số tiền chúng ta bỏ ra, thì với lượng kiến thức chúng ta có thể học được trong sach là giá trị hơn rất nhiều, để có thể xuất bản được một cuốn sách thì tác giả đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, tri thức, sức lực,.. của bản thân để có thể xuất bản ra cuốn sách để rồi chúng ta có thể lĩnh hội nguồn tri thức ấy. Nhưng nếu không có điệu kiện để mua sach giấy để đọc thì chúng ta hoàn toàn có thể lên mạng để tìm các trang web đọc ebook miễn phí. Tuy nhiên tôi thấy không hoàn toàn khuyến khích phương pháp đọc này bởi hiện trên mạng có rất nhiều các trang web lậu, đăng tải nội dung sách bất hợp pháp vi phạm quyền tác giả, một hành vi vô cùng đáng lên án, một hành vi xâm phạm tới công sức của các tác giả. Nếu đã đọc ebook thì tốt nhất nên tìm ebook nguyên bản, có bản quyền tác giả rõ ràng,…. Đọc sách nên tập tùy theo thói quen, nên tập đọc dần dần rồi duy trì thói quen đó, đọc ít một rồi sẽ nhiều dần. Sau một thời gian nhìn lại, tập thói quen duy trì việc đọc sách, một khoảng thời gian sau nhìn lại lượng kiến thức mình thu nạp được sẽ ngày một lớn hơn, lượng sách chúng ta đọc được sẽ ngày một nhiều. 


Tác Giả: Huy Bạch